You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Giỏ hàng (0)

GIÁ TRỊ KINH TẾ TỪ MÔ HÌNH LÚA TÔM



Mô hình lúa - tôm mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là mô hình canh tác kết hợp trồng lúa trong mùa mưa và nuôi tôm trong mùa khô, giúp tận dụng tối đa tài nguyên và tăng thu nhập.
Trong mùa mưa, nông dân trồng lúa, tận dụng nước mưa để tưới tiêu và cải tạo đất. Mùa khô, khi nước mặn xâm nhập, nông dân chuyển sang nuôi tôm, tận dụng nguồn nước mặn tự nhiên. Sự luân phiên giữa lúa và tôm giúp cân bằng sinh thái, giảm sâu bệnh, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, từ đó giảm chi phí sản xuất. Mô hình lúa - tôm còn giúp cải thiện chất lượng đất, tăng độ phì nhiêu và giảm nguy cơ xói mòn đất. Đặc biệt, thu nhập từ mô hình lúa tôm cao hơn so với trồng lúa đơn thuần và ít rủi ro hơn nuôi chuyên canh tôm, từ đó giúp nông dân nâng cao đời sống và kinh tế gia đình.
Anh Khác là một nông dân ở xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Anh Khác cho biết từ khi chuyển sản mô hình 1 vụ lúa 1 vụ tôm, thu nhập của gia đình anh hằng năm tăng gần gấp đôi. Do khi chuyển sang mô hình này, vụ tôm không còn bị dịch bệnh, vụ lúa thì trúng mùa được công ty bao tiêu thu mua cao hơn giá thị trường. Mô hình lúa - tôm không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

GẠO TÔM - Kiến Tạo Hệ Sinh Thái Lúa Tôm Bền Vững